1. Thông tin của sản phẩm
- Tên sản phẩm : Nhãn quả tươi - Miền Thiết
- Xuất xứ của sản phẩm : Việt Nam
- Chọn vùng sản xuất
● Chọn vùng trồng
+ Để đảm bảo cho việc sản xuất nhãn an toàn cần chọn những vùng trồng nhãn cách xa khu công nghiệp để hạn chế nhiễm nước thải có chứa các hóa chất độc hại, kim loại nặng (chì, kẽm, thủy ngân, sắt, asen…) hoặc chứa hàm lượng các chất hữu cơ (COD) vượt mức cho phép. Vùng trồng nhãn phải cách xa những nơi có khả năng ô nhiễm như các nghĩa trang lớn khoảng 500m và trong vùng quy hoạch của địa phương.
● Chọn đất trồng
+ Khi xây dựng vùng trồng mới, cần chọn những nơi đất tốt, có hàm lượng mùn tổng số > 0,1%, pH Kcl từ 6,5 – 7,5%. Tốt nhất là các loại đất thịt, đất thịt pha cát, đất phù xa, đất có tầng canh tác dầy > 40 cm.
● Các yếu tố khí hậu
+ Các yếu tố khí hậu khác như nhiệt độ, lượng mưa, độ ẩm không khí phải đáp ứng được các yêu cầu sinh lý của cây nhãn để cây sinh trưởng và phát triển bình thường.
- Lựa chọn giống và gốc ghép
● Chọn giống
+ Trong vùng quy hoạch trồng nhãn theo hướng VietGAP cần chọn giống nhãn có năng suất cao, chất lượng tốt để trồng. Không nên trồng quá nhiều giống trên một vùng trồng vì nhãn có rất nhiều giống và các giống lại có chất lượng và khối lượng khác nhau. Khi thu hoạch khối lượng và chất lượng quả sẽ không đồng đều gây khó khăn cho việc phân loại, tiêu thụ sản phẩm trên thị trường. Đặc biệt sẽ khó canh tranh được khi chất lượng quả không đồng nhất khi xuất khẩu nhãn.
+ Ở Miền Bắc, chọn các giống đã được tuyển chọn và công nhận giống trong những năm qua như PH - M99 - 1.1, PH-M99 - 2.1, HTM - 1, HTM - 2 để xây dựng những vùng sản xuất nhãn hàng hóa theo hướng VietGAP
● Chọn gốc ghép
+ Tùy theo từng địa phương nhưng các giống gốc ghép nên chọn là các giống nhãn nước có khả năng sinh thích ứng cao, sinh trưởng mạnh.
- Quản lý đất trồng
+ Đối với vùng sản xuất nhãn theo hướng VietGAP cần xây dựng bản đồ đất cho toàn bộ vùng trồng để biết được tình trạng của đất trồng. Từng hộ trồng phải xây dựng sơ đồ vườn cây.
+ Đất trồng nhãn phải được phân tích 2 năm một lần để đánh giá các chỉ số về lý tính, hóa tính của đất như: Độ tơi xốp, hàm lượng mùn tổng số, pH Kcl, Hàm lượng các chất đạm, lân, kali tổng số và dễ tiêu có trong đất và một số chất vi lượng khác, các kim loại nặng, các chất gây ô nhiễm có trong đất trong quá trình canh tác…..
+ Để quản lý độ màu mỡ của đất có nhiều biện pháp như hạn chế làm cỏ quá nhiều lần/năm, che tủ đất bằng các vật liệu khác nhau để chống rửa trôi, xói mòn đất. Trong giai đoạn cây nhãn phát triển chưa che hết diện tích nên trồng các loại cây họ đậu đỗ nhằm tăng cường dinh dưỡng cho đất. Ở vùng trung du và miền núi cần trồng nhãn theo đường đồng mức và xây dựng các băng chống xói mòn bằng các loại cây phân xanh.
+ Để bổ sung dinh dưỡng và tăng khả năng thoát nước trong vườn nhãn có thể đưa đất phù sa vào vườn cây với lượng đất khoảng 0,5 -0,7 m3/ cây/2 năm.
- Chọn nước tưới và quản lý nước tưới
● Chọn nước tưới
+ Nguồn nước tưới cho cây nhãn có thể là nước ao, nước sông, nước mương máng và nước giếng khoan. Chất lượng nguồn nước tưới trước khi sử dụng cần phải được phân tích, đánh giá một cách có hệ thống và đầy đủ. Thành phần nước tưới tại đó có chứa các chất thải độc hại, kim loại nặng, vi sinh vật gây hại hay hàm lượng COD vượt ngưỡng cho phép hay không.
Bảng 1: Minh họa về cách phân tích, đánh giá chất lượng nguồn nước tưới cho cây nhãn
Nguồn nước tưới
|
pH
|
COD
mg/l
|
As mg/l
|
Hg
mg/l
|
Cd
mg/l
|
Pb
mg/l
|
Ecoli
TB/l
|
Samonella
TB/l
|
Nước giếng khoan
|
7,18
|
22,6
|
0,031
|
0,0001
|
0,011
|
0,002
|
18
|
0
|
Nước ao, hồ
|
7,25
|
25,5
|
0,029
|
0,0004
|
0,026
|
0,031
|
7
|
12
|
Nước sông
|
7,14
|
21,6
|
0,025
|
0,0002
|
0,015
|
0,018
|
3
|
6
|
Nước ngòi, mương
|
7,43
|
30,7
|
0,014
|
0,0001
|
0,018
|
0,034
|
5
|
9
|
+ Kết quả phân tích 4 nguồn nước tưới cho cây nhãn thấy: hàm lượng các chất hữu cơ trong nước mương máng cao nhất (30,7mg/l), hàm lượng kim loại nặng ở các nguồn nước tưới đều dưới ngưỡng cho phép, nguồn nước tưới từ ao tù có số lượng vi sinh vật gây hại lớn nhất (12 TB/l nước). Tuy nhiên, chất lượng những nguồn nước trên đều đạt tiêu chuẩn để tưới cho cây nhãn.
+ Cần chú ý không sử dụng nước ở các ao tù, mương máng bị ô nhiễm, có nhiều rác thải để tưới cho cây nhãn, nhất là trong thời kỳ cận thu hoạch..
● Quản lý nước tưới
+ Nguồn nước tưới cho cây nhãn trong vùng sản xuất theo hướng VietGAPcần được theo dõi và quản lý chặt chẽ. Sau 2 năm phải phân tích chất lượng nước tưới 1 lần để đánh giá các nguồn ô nhiễm có thể xảy ra. Nếu hàm lượng các chất gây hại vượt quá ngưỡng cần phải xử lý mới được tưới cho nhãn.
+ Vùng trồng nhãn cần xây dựng hệ thống tưới đầy đủ để tưới cho nhãn khi cây khô hạn nhưng phải đảm bảo thoát nước tốt sau những trận mưa lớn
- Một số biện pháp kỹ thuật chăm sóc nhãn theo hướng GAP
● Cắt tỉa, tạo tán
+ Cắt tỉa cành, lộc non
* Tiến hành cắt tỉa, tạo tán và chăm sóc cho cây ngay sau khi thu hoạch từ 3 - 7 ngày. Cắt tỉa những cành trong tán, cành vượt, cành khô, cành sâu bệnh. Đối với những cây nhãn phát triển mạnh về chiều cao được tiến hành cắt ngọn cây để hạ thấp chiều cao, điều chỉnh cho cây có tán cây hình bán cầu thuận lợi cho chăm sóc, thu hái.
* Cắt tỉa tạo tán cho cây nhãn cần kết hợp cả việc tỉa định trồi ở các đợt lộc thu, lộc xuân, lộc hè; chỉ để lại 2 - 3 lộc to khỏe. Việc cắt lộc phải tiến hành khi lộc vẫn còn màu đỏ, dài khoảng 4 - 6 cm. Những cây nhãn được cắt tỉa đúng và chăm sóc kịp thời thì cành lộc ra sớm hơn, lộc to và dài hơn, có màu xanh đậm và phiến lá cũng dày hơn.
+ Cắt tỉa hoa, quả
* Cắt tỉa hoa được tiến hành ngay sau khi cây nhãn ra giò hoa ổn định. Cắt bỏ những chùm hoa nhỏ, dị hình, để số chùm hoa là 15/m2 diện tích tán lá. Sau khi đậu quả non có thể cắt bỏ một số chùm quả chỉ cần để khoảng 10 -12 chùm quả/m2 diện tích tán lá, và để khoảng 80 – 100 quả/chùm.
● Bón phân
+ Tùy theo tuổi cây hoặc năng suất hàng năm mà tính toán lượng phân bón cho nhãn đủ để cây sinh trưởng phát triển và cho năng suất ổn định, giảm chi phí, tránh gây ô nhiễm đất, nước và môi trường, giảm thiểu nguy cơ thừa nitrat trong quả nhãn.
Bảng 2. Lượng phân bón cho cây nhãn theo hướng VietGAP
Tuổi cây (năm)
|
Loại phân bón (kg/cây/năm)
|
Phân chuồng
|
Phân vi sinh
|
Đạm urê
|
SUPELÂN
|
KALICLORUA
|
1
|
30
|
2
|
0,1 - 0,20
|
0,5 – 0,7
|
0,1 - 0,2
|
2
|
30 - 40
|
3
|
0,2 - 0,25
|
0,7 – 0,8
|
0,2 - 0,25
|
3
|
30 - 40
|
4
|
0,3 - 0,40
|
0,8 - 1,0
|
0,25 - 0,3
|
4 – 6
|
40 - 50
|
7
|
0,30
|
1,0
|
0,3
|
7 - 10
|
50 - 60
|
10
|
0,4 - 0,5
|
1,2- 1,3
|
0,4 – 0,6
|
Trên 10
|
50 - 60
|
-
|
-
|
-
|
-
|
+ Bón phân qua đất
* Dùng phân hữu cơ vi sinh thay thế để hạn chế lượng phân vô cơ bón vào đất quá nhiều làm ô nhiễm đất, ô nhiễm nguồn nước và dư thừa nitrat trong sản phẩm quả. Xu hướng nghiên cứu hiện nay là bón các loại phân bón hữu cơ vi sinh có chứa các chủng vi sinh vật thay thế các sản phẩm phân vô cơ đơn chất với mục đích tăng cường chất hữu cơ trong đất, tăng độ tơi xốp của đất, tạo điều kiện cho rễ cây phát triển mạnh, hút dinh dưỡng được nhiều hơn cung cấp đủ dinh dưỡng cho cây.
* Phân hữu cơ vi sinh: dùng là các loại phân vi sinh như Sao Xanh, Sông Gianh,... lượng bón khoảng 7 - 10 kg/cây có thể thay thế 5 - 7 kg NPK mà năng suất cây nhãn không thay đổi, mã quả đẹp hơn, chất lượng quả đảm bảo.
* Sau 3 vụ bón phân hữu cơ sinh học cho nhãn thấy rằng: Độ chua của đất và dung trọng đất có sự thay đổi đáng kể, hàm lượng mùn tổng số trong đất tăng nên rõ rệt so với trước bón và khi bón phân N,P,K đơn chất, hàm lượng các chất đạm tổng số tăng, lân ít thay đổi nhưng hàm lượng đạm, ka li dễ tiêu tăng rõ rệt.
+ Bón dinh dưỡng qua lá
* Bón phân qua lá nhằm tăng cường dinh dưỡng cho cây trong giai đoạn sinh trưởng của quả.Trong giai đoạn này cây nhãn dễ bị khủng hoảng về dinh dưỡng nên việc bổ sung dinh dưỡng bằng các loại phân bón lá nhằm hạn chế rụng quả sinh lý, thúc quả nhanh lớn, tiết kiệm chi phí mua phân bón, tiết kiệm công lao động.
* Phun bổ sung hỗn hợp phân bón lá vi sinh Sao Xanh 0,7 - 1,0% + Altonic 0,2 - 0,3% + kích phát tố hoa trái 0,2% thay các loại phân bón đang dùng là Thiên Nông và Komic có tác dụng tốt đến quá trình lớn lên của quả nhãn. Phun dung dịch 3 - 4 lần. Lần 1 trước nở hoa, các lần còn lại phun sau khi đậu quả non.
● Thời gian bón phân: Hàng năm nên bón phân cho nhãn từ 3 - 5 lần
+ Đợt 1: vào tháng 2 bón thúc lộc xuân và cành hoa
+ Đợt 2: vào tháng 4 – 6 (bón 2 -3 lần) bón thúc nuôi quả
+ Đợt 3: vào tháng 9, ngay sau khi thu hoạch quả và cắt tỉa vụ thu nhằm bù đắp dinh dưỡng cho cây, nuôi lộc thu. Đây là đợt bón quan trọng nhất nhằm kích lộc thu: Sau khi cắt tỉa cây nhãn được bón phân thúc đợt lộc thu. Lượng phân bao gồm: phân hữu cơ 30kg -50 kg + 1 kg lân super + 0,3 kg ure + 1 -2 kg vôi bột.
● Phương pháp bón:
+ Phân chuồng, phân hữu cơ vi sinh: cuốc rãnh xung quanh tán cây sâu 20cm, rộng 30cm và bón phân sau đó lấp đất lên, có thể bón kết hợp với đạm, lân và kali.
+ Phân đạm, lân và kali: Hoà ra nước tưới hoặc xới nhẹ đất, bón phân và lấp đất lại, có thể chọc lỗ để bón, sau khi bón phải tưới nước ẩm.
Chú ý:
+ Có thể xây các bể ngâm phân trong vườn nhãn. Khoảng 4 - 5 bể/ha. Cho nước phân chuồng hoặc hỗn hợp ngô + đỗ kém chất lượng + ốc biêu vàng + lân ngâm 2 -3 tháng sau đó tưới 3 - 4 lần trong giai đoạn quả nhãn sinh trưởng mạnh (tháng 5 - đầu tháng 7)
+ Không bón các loại đạm trong giai đoạn cận thu hoạch
- Phòng trừ dịch hại và quản lý thuốc BVTV
+ Thường xuyên tổ chức việc theo dõi, dự tính dự báo tình hình phát sinh phát triển của sâu bệnh gây hại trên vườn nhãn. Phát hiện kịp thời sâu bệnh hại để có biện pháp phòng trừ thích hợp. Không nên để sâu bệnh phát sinh thành dịch mới phòng trừ vì như vậy sẽ làm tăng chi phí đầu tư, gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng sức khỏe của người lao động dẫn đến nguy cơ ô nhiễm thuốc BVTV trong sản phẩm quả.
+ Trong quá trình điều tra, theo dõi các đối tượng dịch hại khi thấy có sâu bệnh xuất hiện thì cần khoanh vùng ổ dịch, dùng biện pháp thủ công để phòng trừ các đối tượng sâu hại như: rệp các loại, bọ xít, sâu đo, câu cấu,….
+ Sâu hại chính: Trên cây nhãn có các loại sâu hại chính là: Rệp sáp, sâu đo, bọ xít… Vì vậy, cần phát hiện sớm ổ dịch và cắt bỏ những cành bị rệp gây hại sau đó tập trung đốt, hạn chế phun thuốc. Khi ổ dịch lớn cần phun khoanh vùng ổ dịch, không phun cả vườn, Bọ xít, sâu đo có thể rung cây cho rơi xuống đất rồi bắt.
+ Bệnh hại chính: Trên cây nhãn bệnh sương mai hại hoa gây ảnh hưởng đến năng suất chất lượng nhãn là chính. Đối với bệnh sương mai hại hoa cần phun phòng trước khi hoa nở.
+ Cần giảm số lần phun thuốc BVTV trong năm để bảo vệ thiên địch trong vườn. Trên vườn nhãn chỉ nên phun thuốc từ 5- 7 lần/năm tùy theo tình hình sâu bệnh nhằm giảm chi phí đầu tư, tránh ô nhiễm không khí, ô nhiễm đất và nguồn nước, đảm bảo sức khỏe của người làm vườn.
+ Đảm bảo thời gian cách ly từ lần phun thuốc cuối cho đến khi thu hoạch là điều kiện cần thiết để giảm tồn dư thuốc BVTV trong sản phẩm quả. Không phun thuốc BVTV trước khi thu hoạch quả 15 ngày.
+ Trên vườn nhãn phải có kho để thuốc BVTV và dụng cụ phun thuốc. Nơi chứa thuốc BVTV phải thoáng, khô ráo, xa nhà ở, không gần khu chăn nuôi gia súc, gia cầm. Không được để lẫn thuốc BVTV trong bếp và kho chứa các đồ, dụng cụ khác.
+ Bao bì, chai đựng thuốc sau khi đã sử dụng cần tập trung cho vào thùng, sọt sau đó xử lý theo quy trình sử lý của BVTV, không vứt bừa bãi trên vườn nhãn. Nước thuốc khi phun còn thừa cần xử lý chôn lấp, tuyệt đối không được đổ xuống ao, hồ, sông suối hoặc đổ trên vườn.
+ Quá trình sử dụng hóa chất BVTV cần tuân thủ nghiêm ngặt chế độ bảo hộ lao động như khi phun thuốc phải đội mũ, đeo kính, đeo khẩu trang, mặc quần áo bảo hộ lao động, đi găng tay và không ăn uống, hút thuốc khi phun thuốc BVTV.
Danh mục thuốc khuyến cáo sử dụng trên nhãn VietGAP
Đối tượng phòng trừ
|
Tên thuốc
|
Hoạt chất
|
Bệnh sương mai
|
Ridomil Gold 68WG*
|
Mancozeb + Metalaxyl
|
Rorigold 680WG
|
Ricide 72 WP
|
Phytocide 50WP*
|
Dimethomorph
|
Insuran 50WG
|
Kanras 72WP
|
Cymoxanil + Mancozeb
|
Jack M9 72 WP*
|
Bệnh Thán thư
|
Amistar 250 SC
|
Azoxystrobin
|
STAR.DX 250SC
|
Camilo 150SC*
|
Azoxystrobin + Hexaconazole
|
Bọ xít nâu, sâu đục gân lá, rệp sáp
|
Acetox 40EC
|
Chlorpyrifos Ethyl
|
Bonus 40 EC*
|
Virofos 50EC
|
Sago - Super 20EC
|
Chlorpyrifos Methyl
|
Bọ xít nâu, sâu đo, rệp
|
Trebon 10EC
|
Etofenprox
|
Sâu đục quả
|
Virtako 40WG
|
Chlorantraniliprole + Thiamethoxam
|
Rambo 800WG
|
Fipronil
|
Nhện lông nhung
|
Ortus 5SC*
|
Fenpyroximate
|
Bọ trĩ, rệp muội, rầy chổng cánh vân nâu
|
Confidor 700WG
|
Imidacloprid
|
Midan 10WP
|
Bọ trĩ, rệp muội, nhện lông nhung
|
Limater 7.5 EC
|
Rotenone
|
Rinup 50 EC, 50WP
|
Map Go 39.6SL
|
Emamectin benzoate + Monosultap
|
Dylan 2EC*
|
Emamectin benzoate
|
<st1:country-region w:st="on"><st1:place w:st="on">Oman</st1:country-region> 2EC*
|
- Thu hoạch và quản lý sau thu hoạch
+ Cần thu hái đúng độ chín của quả, vừa đảm bảo chất lượng lại vừa tăng sản lượng quả. Có thể chọn những chùm quả đã chín thu hái trước, không nhất thiết phải thu cả cây một lúc.
+ Dụng cụ thu hoạch chuyên dụng: Kéo cắt cành, bạt, rổ rá, túi, sọt tre, quang gánh… Dụng cụ thu hái phải được rửa sạch và khử trùng bằng Foocmôn hoặc các dung dịch khử trùng khác trước khi thu nhãn.
+ Trong sản xuất nhãn hàng hóa theo hướng VietGAP cần phải có nhà xưởng để sơ chế trước khi đem bán. Nhà xưởng cần bố trí xa các khu công nghiêp, kho hóa chất, cần phải được dọn vệ sinh sạch sẽ và khử trùng hàng ngày trước khi đưa nhãn về sơ chế.
+ Công việc sơ chế cần làm ngay sau khi đem nhãn về xưởng, bao gồm các bước: Tỉa những quả nhỏ, quả bị sâu, bệnh. Cắt bỏ đoạn cành không mang quả và phân loại theo kích thước hoặc độ chín, mã quả... .
+ Sau khi phân loại, xếp nhãn vào sọt tre, thùng cát-tông đã được khử trùng.
Chú ý: Xung quanh sọt cần lót một lớp lá rồi xếp nhãn theo hướng quả vào giữa sọt, thùng. Cành quay ra rìa sọt. Nếu xếp nhãn trong thùng cát-tông cần mở một số lỗ thủng để cho thùng nhãn thông thoáng không bị hấp hơi, tăng nhiệt độ do hô hấp trong suốt thời gian dưa nhãn từ nơi sản xuất đến khi bán sản phẩm.
- Một số điều cần làm khác trong sản xuất nhãn theo hướng VietGAP
+ Cần lập hệ thống sổ sách theo dõi quá trình sản xuất bao gồm: sổ nhật ký đồng ruộng ghi chép lại những hoạt động như trồng, chăm sóc cho cây nhãn trong năm như làm cỏ, bón phân, tưới nước, phòng trừ sâu bệnh, các kỹ thuật đặc biệt khác, thu hoạch và quản lý sau thu hoạch. Ghi rõ ngày tháng, người thực hiện, sổ theo dõi vật tư, hóa chất mua sử dụng cho vườn nhãn. Ghi rõ chủng loại, lượng mua, nơi mua, cơ sở sản xuất và thời gian sử dụng để phục vụ cho truy nguyên nguồn gốc
+ Không chăn thả gia súc, gia cầm trong vườn nhãn.
+ Nơi chứa phân bón phải cách ly với vườn nhãn và cần được che phủ kỹ để tránh ô nhiễm tới sản phẩm.
- Kiểm tra nội bộ
+ Để thực hiện tốt quy trình sản suất nhãn theo VietGAP các vùng trồng nhãn cần tổ chức nhóm thanh sát viên nhằm kiểm tra nội bộ đối với các hộ sản xuất nhãn trong vùng đã đăng ký sản suất nhãn theo hướng VietGAP bao gồm:
* Xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát các hộ trồng nhãn trong việc thực hiện các biện pháp kỹ thuật chăm sóc theo quy trình sản suất nông nghiệp tốt (GAP).
* Sau mỗi lần kiểm tra phải có biên bản đánh giá của từng hộ, từng tổ chức sản suất. Đánh giá những tồn tại cần khắc phục để theo dõi những lần sau.
* Tổng kết đánh giá kết quả kiểm tra, đánh giá sau mỗi vụ sản xuất nhãn
2. Thông tin nhà phân phối